Nội Dung Bài Viết
Hằng năm cứ vào 23 tháng Chạp nhiều gia đình Việt bắt đầu sửa soạn nhà cửa để cúng ông Táo đưa ông về trời. Đây là một tục lệ khá quen thuộc trong văn hóa đón Tết của người Việt ta. Thể hiện nét đẹp và sự phong phú của nền văn hóa Việt Nam .
Sự tích ông Táo theo văn hóa Việt Nam
Ban đầu Táo quân là một vị thần bắt nguồn từ tín ngưỡng của Trung Quốc. Sau khi du nhập vào Việt Nam và được Việt hóa thành sự tích về ” Hai ông một bà” .
Người xưa kể lại rằng, Thị Nhi và Trọng Cao là hai vợ chồng sống với nhau rất mặn nồng, hạnh phúc. Rất ít khi họ nảy sinh cãi vả với nhau, tuy nhiên thời gian cứ trôi qua mà cả hai chẳng có được một mụm con. Dần dà Trọng Cao nảy sinh chán nản thường xuyên chửi mắng và kiếm chuyện với Thị Nhi. Điều này khiến cô rất buồn.
Đỉnh điểm của câu chuyện bắt đầu khi một ngày nọ chỉ vì một chuyện cỏn con mà Trọng Cao lại gây thành chuyện lớn. Trojgn Cao và Thị Nhi cãi nhau và đuổi cô ra khỏi nhà.
Thị Nhi buồn bã thất vọng một mình lang thang đến một xứ lạ và may mắn cô gặp được Phạm Lang. Hai người đã phải lòng nhau và nên duyên vợ chồng.
Sau khi vợ bỏ nhà ra đi Trọng Cao u sầu và hối hận. Anh lang thang khắp nơi để tìm Thị Nhi nhưng vẫn mãi không thấy. Tiền gạo đều hết cả Trọng Cao trở thành một kẻ ăn xin đầu đường xó chợ.
Các phong tục tập quán đều mong muốn hướng con người đến cái thiện
Rồi bỗng một ngày anh may mắn xin ăn đúng ngay nhà của Thị Nhi và người chồng mới. Cũng chính từ đây bi kịch bắt đầu. Thị Nhi đã nhận ra cố nhân mời Trọng Cao vào nhà nấu cơm tiếp đãi. Cùng lúc ấy thì Phạm Lang cũng trở về.
Cô sợ chồng nghi ngờ mình có gian tình nên đành giấu Trọng Cao ở đống rạ sau vườn. Chẳng may Phạm Lang lại đốt đống rạ sau vườn để bón ruộng.
Khi ra đến nơi Thị Nhi thấy đống rạ đang cháy hốt hoảng lao vào để cứu người chồng cũ. Phạm Lang thấy thế thương vợ cũng nhảy vào theo, cuối cùng cả ba đều chết cháy trong đống lửa.
Ngọc Hoàng tháy cả ba sống có tình có nghĩa với nhau nhưng không may xảy ra mâu thuẩn nên mới sinh cớ sự đau lòng. Ngọc Hoàng phong cho cả ba trở thành vua bếp cai quản việc bếp núc, chợ búa và đất đai trong nhà.
Cứ đúng vào 23/12 âm lịch là ngày các gia đình Việt đưa ông bà Táo về trời để bẩm báo về một năm đã qua. Những chuyện đã làm được và chưa được của các gia đình Việt.
Ý nghĩa sâu xa của ngày cúng Ông Táo
Ngoài ý nghĩa cai quản bếp núc nhà cửa ông Công ông Táo còng cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà.
Theo ông bà xưa kể lại cứ mỗi 23 tháp chạp hàng năm Táo quân lại cưỡi cá chép hóa rồng để lên Thiên đình. Họ sẽ báo cáo tổng kết cho Ngọc Hoàng biết một năm đã qua tại trần gian. Định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người. Và đến giao thừa thì ông bà Táo lại trở về trần gian tiếp tục công việc trông coi bếp núc gia đình.
Mâm cúng ông Táo ngày 23 tháng chạp gồm những gì?
Ngày ông Công ông Táo đã đi vào tiềm thức người Việt. Vào ngày này, người dân làm mâm cơm để bày tỏ lòng biết ơn với các vị thần. Đồng thời, đây cũng là dịp để người người, nhà nhà trở về sum họp, quây quần sau một năm làm ăn vất vả.
Trong mâm cúng, người Việt thường chuẩn bị thêm cá chép – khoảng 2 hoặc 3 con thả trong chậu nước, cúng cùng các đồ lễ khác. Tùy thuộc vào các vùng miền mà lễ vật cúng ông Táo sẽ khác nhau. Sau khi cúng xong, người dân sẽ đem phóng sinh ở sông, ao, hồ… Với ý nghĩa đưa ông Táo về trời. Bên cạnh đó, tục lệ phóng sinh cũng thể hiện sự nhân ái, từ bi của người Việt.
Chung quy lại phong tục cúng ông Công ông Táo hay bất kỳ phong tục thờ cúng nào đều là tín ngưỡng tôn giáo của ngườ Việt. Là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống. Nhằm mong muốn mang đến sức khỏe, sự bình an cho cá nhân và cộng đồng.